Thứ Tư, 9 tháng 10, 2013

2


QUYẾT TÂM CỦA TÊRÊSA NHỎ

Tôi cảm thấy như ngón tay trỏ của Chúa Giêsu đang gí gí vào cái trán bướng bỉnh của tôi với dáng vẻ Ngài chịu thua tôi luôn rồi! Ngài chỉ còn có một con
đường chấp nhận...


MỘT LẦN NỮA, EM TÔI THOÁT CỬA TỬ!

Ăn trưa xong, tôi lên phòng riêng ở lầu 2 ngồi vào bàn computer làm chút chuyện trên trang gmail.com. Chợt nghe như có tiếng ai than khóc...

NGHE KỂ ĐÃ THẤY VUI

Tôi trầm ngâm hình dung trong đầu cảnh tượng hai vợ chồng người khuyết tật vận động cõng nhau, thấy lòng rung động và thấy vui vui... 

CẢNH NGHÈO 

Mắt đã nhắm sẵn, tôi chỉ cần tưởng tượng là nhìn thấy hết cả một cảnh nghèo. Đứa con anh lẽ nào sẽ lại có một cuộc đời giống như anh? Anh từng kể cho tôi nghe...

Dù sao tôi cũng vui lây với em, vì em đã có được một người đàn ông để yêu để thương trong cuộc đời...
Description: https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEitqkxS7t81kxxnYoihPNlGIjfTpz_mtu0etSt8LQtDUc9w_t93UE3Un7_boznl3KppsKYVSWNtGqL2GogaZ9mXm_1X8oZs1MQgxY6ZyGZXlmkjkgfn27z9O5uFEcj2jhQrT5Yv9_MShRU/s320/PHOTO_20190512_131450.jpg

Mừng sinh nhật 2 tuổi, Têrêsa Nhỏ đặc biệt nhớ đến 2 thành viên đã qua đời là anh Lượng và chị Mỹ. Tiếng đọc kinh của hai người như còn vang bên tai tôi.

  Thật là kỳ diệu, tuy đã quá nửa thế kỷ tuổi đời, cầm bao lì xì trên tay dù chẳng thấy gì, tôi vẫn tưởng tượng ra màu đỏ may mắn của nó, và cảm thấy lòng mình nôn nao mong Tết như một đứa trẻ vậy!

Dù rằng M. là một tín đồ Phật giáo, tôi vẫn thầm mong cho linh hồn cậu được thanh thản nơi thế giới bên kia. Chẳng biết nơi ấy, M. có cơ hội chơi đàn và hát những bài hát cậu đã hát cho tôi nghe ngày xưa? Tờ giấy “trắng trinh nguyên” của M. vẫn còn nằm yên trong tập hồ sơ lưu trữ của tôi. Nó trinh nguyên như những gì M. đã dành cho tôi vậy...

Thú thật, tuy đã là lần thứ ba, tôi được tham dự vào chương trình đặc biệt này, song tôi vẫn cảm thấy bỡ ngỡ vì còn rất nhiều điều chưa được biết. Ngay chính cái chủ đề của Cuộc hội ngộ này cũng đã khiến tôi có cảm giác lạ lẫm ở những phút khởi đầu, gặt gỡ mà cũng phải có văn hóa sao?

Buổi đọc kinh đầu tiên như vừa mới xảy ra đối với tôi, sóng điện thoại chập chờn và có lúc mất hẳn, cắt ngang những lời cầu nguyện, khiến tôi có cảm giác mình như chú vịt con nghịch ngợm bị rơi tõm xuống ao...

Đến gần trưa, sóng biển chừng như đã mệt nhoài, nó không còn hung hãn như ban sáng. Những người leo núi và những người ngồi trên bờ kè đá dần kéo xuống sát gần biển, họ muốn được chạm được sờ vào làn nước trong xanh của biển...

Với cảm nhận của một người mù, tôi như thấy cả một rừng người chung quanh, tiếng đọc kinh đều đặn và sốt mến cho tôi cảm giác rằng: Thiên Chúa không thể không đổ tình thương của Ngài xuống cho nhân loại! Tiếng đọc kinh của chúng tôi lúc đó âm vang như không một sức mạnh nào có thể ngăn cản nổi...

Tôi nhớ đến câu chuyện trong Tin Mừng của thánh sử Gioan, câu chuyện kể về việc Chúa Giêsu xin nước uống từ một thiếu phụ Samari, một việc mà theo luật lệ thì Chúa Giêsu bị kể là đã vi phạm.

Người tình nguyện viên của tôi kể lại lời tâm sự của một phụ nữ đang cai nghiện rằng: “Ở đây buồn lắm em ơi! Có các em đến chị vui lắm! Cha Mỹ tốt với chị lắm! Trong những ngày chị cắt cơn, ói mửa tùm lum, ai cũng sợ hãi tránh xa, chính Cha đã dọn rửa, đút cho chị ăn từng muỗng sữa và cho chị uống thuốc”.

Lạy Chúa! Con đã không kìm được nước mắt khi đang xem phim này. Vẫn biết rằng chuyện phim là chuyện do đạo diễn dựng nên, nhưng con thấy chung quanh con hằng ngày cũng có bao nhiêu là chuyện đầy nước mắt như thế.

Nhưng nụ cười của mẹ
Làm sao thành niềm vui
Khi đứa con trai cả
Rời mẹ đi mất rồi.

Trong không khí rộn rã của một ngày cuối năm. Chúng tôi rời khỏi Thảo cầm viên vào lúc hơn 3giờ chiều, nắng vàng còn nhẹ rơi từng hạt trên má trên vai chúng tôi, và có cả những giọt nắng reo vui nhảy múa trong ánh mắt của các bạn SV trẻ khỏe.

Vũ Thủy là kẻ chẳng rành lắm về thơ thất ngôn bát cú Đường luật nhưng sau khi đọc SEN GIỮA LẦY của Cha trăng Thập Tự cứ bị thôi thúc để phân tích cái hay cái đẹp của bài thơ này. Vậy Vũ Thủy mạnh dạn viết lên những suy tư của mình về Sen Giữa Lầy mà không sợ rằng có ai đó sẽ bảo mình “múa rìu qua mắt thợ”.

Cháu viết thơ này cho Ông vào một buổi sáng trời se se lạnh, có lẽ chỉ mới chớm đông thôi! Nhà bên hàng xóm đã chộn rộn, với những bài ca Giáng Sinh, làm cháu nhớ tới Ông rất nhiều...

Buổi họp nào rồi cũng phải chia tay, bữa tiệc nào rồi cũng đến lúc phải tàn, tôi ngồi ở một chiếc ghế gần cửa ra vào, chào tiễn biệt mọi người... 


TRANG


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét