18/12/2010
Vừa bước vào cổng Trung Tâm Mục Vụ Tổng Giáo Phận Sài Gòn, tôi đã bị cuốn vào dòng người đông đúc của một lễ hội. Tiếng loa phóng thanh mời gọi mọi người tham gia các trò chơi vang lên giòn giã. Tôi liền theo chân một số thanh thiếu niên trông khỏe mạnh, nhưng qua những động tác của hai bàn tay, tôi hiểu các em này là trẻ khiếm thính.
Chúng tôi vào một gian hàng, ở đó có trò chơi “đập chuông”. Người phụ trách gian hàng trao cho các em khiếm thính mỗi người một cái mặt nạ và một thanh gỗ nhỏ, anh ta giảng giải cho các em về thể thức của trò chơi. Tôi hỏi: “Người khiếm thị thì khỏi phải đeo mặt nạ chứ?”. Anh ta đáp: “Vâng, chị ạ!”. Khi biết tôi muốn tìm hiểu cách tổ chức các “trò chơi” ở đây, để viết một phóng sự về lễ hội Giáng Sinh này, anh mau mắn nói: “Thế thì chị gặp trưởng nhóm của tụi em nhé!” rồi quay sang nhờ một người bạn của anh ta dắt tôi đi gặp trưởng nhóm Trần Tuấn Huy.
Người trưởng nhóm rất sốt sắng, vừa nghe tôi trình bày ý định của mình, Trần Tuấn Huy vồn vã tiếp tôi: “Chúng em làm việc cho công ty Hợp Tác trẻ, một công ty có cổ phần nước ngoài chuyên tổ chức trò chơi trong các lễ hội. Cha ở đây đã mời công ty chúng em tổ chức trò chơi cho Lễ Hội Giáng Sinh này”. Rồi Huy vui vẻ tặng cho tôi một tấm phiếu, anh ta bảo tôi: “Chị có thể sử dụng phiếu này để vào bất cứ gian hàng nào của chúng em.” Tôi hỏi: “Mình thấy ở đây có người khuyết tật gồm khiếm thính, khiếm thị và xe lăn. . . vậy các bạn có trò chơi thích hợp cho từng dạng khuyết tật chứ?” Huy đáp: “Dạ có chứ ạ! Công ty đã nghiên cứu để mọi người có thể tham gia trò chơi và trúng thưởng”
Tôi sử dụng tấm phiếu Huy vừa tặng cho mình vào một số gian hàng và thấy quả đúng như anh nói. Ở gian hàng “Quả trứng may mắn”, một bé gái khoảng 11 tuổi reo lên: “Em trúng rồi!”.Bạn trẻ phụ trách gian hàng liền trao cho cô bé khiếm thị này một phần thưởng. Tôi hỏi: “Em đã từng chơi những trò chơi như thế này bao giờ chưa?” Cô bé đáp: “Đây là lần đầu tiên con chơi những trò chơi này, vui lắm cô ạ!” Rời khu vui chơi trúng thưởng, tôi bám theo một số người khiếm thị len vào dãy hàng ăn. Khu này đông nghịt, người ta mua hàng tíu tít. Bán hàng là những người khuyết tật: người thì ngồi xe lăm, người thì đeo kiếng đen, ai nấy hớn hở ra mặt vì hàng nào cũng đắt.
Lại có cả những gian hàng bán đồ thủ công như nón giấy, đồ chơi trẻ em. . . Tôi ghé vào quầy hàng của Huynh đoàn Khuyết tật Ki-tô Vua, hỏi mua cái nón ông già Noel bằng giấy, nhưng lại được tặng cho một cái. Người bán hàng là một người bị teo cơ cả hai chi, bảo nón này anh làm để tặng cho khách hàng chứ không bán. Tôi mua hai băng-đô có thiên thần xếp bằng giấy, cảm ơn anh rồi vội vàng đi về phía sân khấu chính, nơi sẽ diễn ra buổi văn nghệ đặc biệt mừng Chúa Giáng Sinh.
Lúc này đã gần 5g30 chiều, trên sân khấu có rất nhiều trẻ em nắm tay nhau nhảy cùng ông già Noel. Trên gương mặt của những đứa trẻ kém may mắn đó đang hiện lên nét rạng rỡ. Có lẽ các em sẽ nhớ rất lâu kỷ niệm này khi trở về với nơi ở của mình.
Tôi quay sang bắt chuyện với một người đàn ông trung niên ngồi bên cạnh, anh Nguyễn Văn Thanh đã ngoài 40, phấn khởi nói:
-“Tôi được đến đây là vinh dự lắm chứ cô! Tụi tôi sống ở dưới quê buồn lắm, được các Sơ cho đi như thế này thật là một bài thuốc chữa bệnh cho hết buồn, bớt khổ. Chúa ban ơn cho, các Cha giúp cho tụi tôi có được như vầy thiệt là. . . Tôi sống ở trại phong Bến Sắn Bình Dương đã hơn 30 năm, tôi vào đó lúc mới mười mấy tuổi, buồn lắm cô ơi!”
Anh Thanh cho biết: đoàn của anh đi hơn 150 người, đủ cả già trẻ lớn bé. Rồi anh hướng về sân khấu, suýt xoa: “Hay quá! Chúa ban cho đó cô! Nhờ các Cha, các Sơ tụi tôi mới được như vầy.!” Phải cảm ơn Chúa chớ cô!” Tôi cảm thấy thương anh, liền tặng cho anh cái nón ông già Noel bằng giấy để làm kỷ niệm. Chỉ có vậy mà anh tỏ ra rất xúc động, cảm ơn tôi rối rít.
7g10 tối, tôi bước vào gian hàng của mái ấm Hồng Ân, các quầy hàng đã trống trơn. Người phụ trách gian hàng, chị Nguyễn Thị Tư ngồi xe lăn, đang cùng với mấy người khác đếm tiền. Chị hớn hở khoe: “Tụi em bán cơm chiên Dương châu, bún xào và gỏi cuốn. Gỏi cuốn đã hết từ lúc chưa đến 5 giờ chiều. . . năm nay tụi em bán được nhiều hơn năm ngoái.” Chị Tư đưa cho tôi coi xấp tiền in để lưu hành nội bộ, đó là những tờ giấy màu tùy theo các mệnh giá 1.000đ,2.000đ, 5.000đ, và 10.000đ. Trên một mặt giấy có in dòng chữ:
NHÓM ĐỨC TIN VÀ VĂN HÓA
LỄ HỘI GIÁNG SINH CHO NHỮNG NGƯỜI CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT
VÀ MỆNH GIÁ CỦA TỜ BẠC.
Chị Tư nói:
-“Cách đây 3 năm, Cha Hợp bảo: Tội nghiệp các em cầm tiền không dám ăn, còn người bán thì doanh thu thấp nên cha in ra tiền này, tiền này chỉ được xài trong lễ hội Giáng Sinh ở đây thôi. Mấy anh chị trong Ban tổ chức gọi đùa là tiền cha Hợp!”
Chị Tư nghiêm túc nói: “Được các Cha cho cơ hội bán ở đây, tụi em kiếm thêm thu nhập cho mái ấm. Nhưng cái chính là em có dịp giao lưu gặp gỡ mọi người và thể hiện được khả năng của mình .” Có những người mà cả năm trời, hôm nay em mới gặp lại ở đây.”
Tiếng nhạc ở khu sân khấu chính vẫn còn rôm rả thu hút thanh thiếu niên. Những người lớn, từng tốp xe lăn, từng tốp người đeo mắt kiếng đen tụ họp chuyện vãn. . . có lẽ họ cũng giống như chị Tư, đây còn là dịp để họ gặp gỡ với người quen biết cũ. Trên bầu trời, trăng mười ba mờ ảo, dường như chị Hằng đang ngầm quan sát cả ngàn khuôn mặt tươi cười của những người có hoàn cảnh đặc biệt. Tôi rời khỏi lễ hội Giáng Sinh này, trong trí còn đọng lại những lời nói của anh Thanh. Tôi hình dung ra anh với chiếc nón ông già Noel bằng giấy trên tay, không biết anh có gìn giữ chiếc nón ấy được cho đến lễ Noel năm sau không nhỉ?
Vừa bước vào cổng Trung Tâm Mục Vụ Tổng Giáo Phận Sài Gòn, tôi đã bị cuốn vào dòng người đông đúc của một lễ hội. Tiếng loa phóng thanh mời gọi mọi người tham gia các trò chơi vang lên giòn giã. Tôi liền theo chân một số thanh thiếu niên trông khỏe mạnh, nhưng qua những động tác của hai bàn tay, tôi hiểu các em này là trẻ khiếm thính.
Chúng tôi vào một gian hàng, ở đó có trò chơi “đập chuông”. Người phụ trách gian hàng trao cho các em khiếm thính mỗi người một cái mặt nạ và một thanh gỗ nhỏ, anh ta giảng giải cho các em về thể thức của trò chơi. Tôi hỏi: “Người khiếm thị thì khỏi phải đeo mặt nạ chứ?”. Anh ta đáp: “Vâng, chị ạ!”. Khi biết tôi muốn tìm hiểu cách tổ chức các “trò chơi” ở đây, để viết một phóng sự về lễ hội Giáng Sinh này, anh mau mắn nói: “Thế thì chị gặp trưởng nhóm của tụi em nhé!” rồi quay sang nhờ một người bạn của anh ta dắt tôi đi gặp trưởng nhóm Trần Tuấn Huy.
Người trưởng nhóm rất sốt sắng, vừa nghe tôi trình bày ý định của mình, Trần Tuấn Huy vồn vã tiếp tôi: “Chúng em làm việc cho công ty Hợp Tác trẻ, một công ty có cổ phần nước ngoài chuyên tổ chức trò chơi trong các lễ hội. Cha ở đây đã mời công ty chúng em tổ chức trò chơi cho Lễ Hội Giáng Sinh này”. Rồi Huy vui vẻ tặng cho tôi một tấm phiếu, anh ta bảo tôi: “Chị có thể sử dụng phiếu này để vào bất cứ gian hàng nào của chúng em.” Tôi hỏi: “Mình thấy ở đây có người khuyết tật gồm khiếm thính, khiếm thị và xe lăn. . . vậy các bạn có trò chơi thích hợp cho từng dạng khuyết tật chứ?” Huy đáp: “Dạ có chứ ạ! Công ty đã nghiên cứu để mọi người có thể tham gia trò chơi và trúng thưởng”
Tôi sử dụng tấm phiếu Huy vừa tặng cho mình vào một số gian hàng và thấy quả đúng như anh nói. Ở gian hàng “Quả trứng may mắn”, một bé gái khoảng 11 tuổi reo lên: “Em trúng rồi!”.Bạn trẻ phụ trách gian hàng liền trao cho cô bé khiếm thị này một phần thưởng. Tôi hỏi: “Em đã từng chơi những trò chơi như thế này bao giờ chưa?” Cô bé đáp: “Đây là lần đầu tiên con chơi những trò chơi này, vui lắm cô ạ!” Rời khu vui chơi trúng thưởng, tôi bám theo một số người khiếm thị len vào dãy hàng ăn. Khu này đông nghịt, người ta mua hàng tíu tít. Bán hàng là những người khuyết tật: người thì ngồi xe lăm, người thì đeo kiếng đen, ai nấy hớn hở ra mặt vì hàng nào cũng đắt.
Lại có cả những gian hàng bán đồ thủ công như nón giấy, đồ chơi trẻ em. . . Tôi ghé vào quầy hàng của Huynh đoàn Khuyết tật Ki-tô Vua, hỏi mua cái nón ông già Noel bằng giấy, nhưng lại được tặng cho một cái. Người bán hàng là một người bị teo cơ cả hai chi, bảo nón này anh làm để tặng cho khách hàng chứ không bán. Tôi mua hai băng-đô có thiên thần xếp bằng giấy, cảm ơn anh rồi vội vàng đi về phía sân khấu chính, nơi sẽ diễn ra buổi văn nghệ đặc biệt mừng Chúa Giáng Sinh.
Lúc này đã gần 5g30 chiều, trên sân khấu có rất nhiều trẻ em nắm tay nhau nhảy cùng ông già Noel. Trên gương mặt của những đứa trẻ kém may mắn đó đang hiện lên nét rạng rỡ. Có lẽ các em sẽ nhớ rất lâu kỷ niệm này khi trở về với nơi ở của mình.
Tôi quay sang bắt chuyện với một người đàn ông trung niên ngồi bên cạnh, anh Nguyễn Văn Thanh đã ngoài 40, phấn khởi nói:
-“Tôi được đến đây là vinh dự lắm chứ cô! Tụi tôi sống ở dưới quê buồn lắm, được các Sơ cho đi như thế này thật là một bài thuốc chữa bệnh cho hết buồn, bớt khổ. Chúa ban ơn cho, các Cha giúp cho tụi tôi có được như vầy thiệt là. . . Tôi sống ở trại phong Bến Sắn Bình Dương đã hơn 30 năm, tôi vào đó lúc mới mười mấy tuổi, buồn lắm cô ơi!”
Anh Thanh cho biết: đoàn của anh đi hơn 150 người, đủ cả già trẻ lớn bé. Rồi anh hướng về sân khấu, suýt xoa: “Hay quá! Chúa ban cho đó cô! Nhờ các Cha, các Sơ tụi tôi mới được như vầy.!” Phải cảm ơn Chúa chớ cô!” Tôi cảm thấy thương anh, liền tặng cho anh cái nón ông già Noel bằng giấy để làm kỷ niệm. Chỉ có vậy mà anh tỏ ra rất xúc động, cảm ơn tôi rối rít.
7g10 tối, tôi bước vào gian hàng của mái ấm Hồng Ân, các quầy hàng đã trống trơn. Người phụ trách gian hàng, chị Nguyễn Thị Tư ngồi xe lăn, đang cùng với mấy người khác đếm tiền. Chị hớn hở khoe: “Tụi em bán cơm chiên Dương châu, bún xào và gỏi cuốn. Gỏi cuốn đã hết từ lúc chưa đến 5 giờ chiều. . . năm nay tụi em bán được nhiều hơn năm ngoái.” Chị Tư đưa cho tôi coi xấp tiền in để lưu hành nội bộ, đó là những tờ giấy màu tùy theo các mệnh giá 1.000đ,2.000đ, 5.000đ, và 10.000đ. Trên một mặt giấy có in dòng chữ:
NHÓM ĐỨC TIN VÀ VĂN HÓA
LỄ HỘI GIÁNG SINH CHO NHỮNG NGƯỜI CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT
VÀ MỆNH GIÁ CỦA TỜ BẠC.
Chị Tư nói:
-“Cách đây 3 năm, Cha Hợp bảo: Tội nghiệp các em cầm tiền không dám ăn, còn người bán thì doanh thu thấp nên cha in ra tiền này, tiền này chỉ được xài trong lễ hội Giáng Sinh ở đây thôi. Mấy anh chị trong Ban tổ chức gọi đùa là tiền cha Hợp!”
Chị Tư nghiêm túc nói: “Được các Cha cho cơ hội bán ở đây, tụi em kiếm thêm thu nhập cho mái ấm. Nhưng cái chính là em có dịp giao lưu gặp gỡ mọi người và thể hiện được khả năng của mình .” Có những người mà cả năm trời, hôm nay em mới gặp lại ở đây.”
Tiếng nhạc ở khu sân khấu chính vẫn còn rôm rả thu hút thanh thiếu niên. Những người lớn, từng tốp xe lăn, từng tốp người đeo mắt kiếng đen tụ họp chuyện vãn. . . có lẽ họ cũng giống như chị Tư, đây còn là dịp để họ gặp gỡ với người quen biết cũ. Trên bầu trời, trăng mười ba mờ ảo, dường như chị Hằng đang ngầm quan sát cả ngàn khuôn mặt tươi cười của những người có hoàn cảnh đặc biệt. Tôi rời khỏi lễ hội Giáng Sinh này, trong trí còn đọng lại những lời nói của anh Thanh. Tôi hình dung ra anh với chiếc nón ông già Noel bằng giấy trên tay, không biết anh có gìn giữ chiếc nón ấy được cho đến lễ Noel năm sau không nhỉ?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét